Tự động hóa đang là xu hướng tất yếu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mang đến nhiều thay đổi cho các ngành công nghiệp trên toàn thế giới bao gồm cả Việt Nam.
Vậy cơ hội to lớn của tự động hóa trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại Việt Nam là gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
1.Sự phát triển mạnh mẽ của tự động hóa công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới, mang lại những thay đổi to lớn cho mọi khía cạnh của đời sống xã hội và trong sự phát triển đó, tự động hóa là xu hướng được cập nhật nhanh và mạnh mẽ nhất.
Trong đó IOT đóng vai trò như mạng lưới thần kinh kết nối mọi yếu tố trong quy trình sản xuất, cùng với các máy móc thiết bị, robot công nghiệp, điện toán đám mây,... tạo nên một nhà máy thông minh, tự động hóa có thể lên đến 95%.
Tự động hóa công nghiệp 4.0
2.Cơ hội và thách thức cho việc ứng dụng tự động hóa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp Việt Nam
2.1.Những cơ hội mở ra cho doanh nghiệp
- Nâng cao năng suất và hiệu quả: Tự động hóa giảm thiểu sai sót, giúp tăng tốc độ sản xuất, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm chi phí từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Cải thiện chất lượng sản phẩm: Máy móc và robot công nghiệp có thể thực hiện các công việc với độ chính xác cao, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
- Tăng khả năng cạnh tranh: Việc ứng dụng tự động hóa giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.
- An toàn lao động: Tự động hóa có thể thay thế con người làm những công việc nguy hiểm, những môi trường có những tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
- Tạo ra cơ hội việc làm mới: Ngành tự động hóa cần nhiều lao động có kỹ năng cao, như kỹ sư thiết kế, lập trình, vận hành và bảo trì hệ thống tự động hóa.
Ứng dụng tự động hóa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp
2.2.Những thách thức đặt ra cho doanh nghiệp
Việc ứng dụng tự động hóa trong ngành công nghiệp Việt Nam tạo ra nhiều cơ hội giúp doanh nghiệp phát triển và nâng cao năng suất. Tuy nhiên, việc ứng dụng tự động hóa vẫn tiềm tàng những thách thức mà doanh nghiệp cần phải đối mặt và vượt qua.
- Thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng: Việt Nam đang thiếu hụt lao động có kỹ năng cao trong lĩnh vực tự động hóa.
- Chi phí đầu tư cao: Chi phí đầu tư cho hệ thống tự động hóa còn cao so với năng lực tài chính của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
- Kế hoạch chiến lược: Việc thay đổi từ các quy trình quản lý, vận hành thủ công sang tự động hóa cần có chiến lược cụ thể nếu không có thể dẫn đến việc lãng phí tài chính cũng như mất lao động làm việc.
2.3.Giải pháp nào cần thiết khi triển khai?
Để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức của việc ứng dụng tự động hóa trong lĩnh vực sản xuất của ngành công nghiệp Việt Nam.
- Giáo dục và đào tạo: Để việc ứng dụng tự động hóa mang lại hiệu quả chúng ta cần tìm hiểu và hiểu rõ tự động hóa và có những phương pháp đào tạo phù hợp cho lực lượng lao động.
- Kế hoạch chiến lược cụ thể: Hãy xây dựng chiến lược phát triển cụ thể cho doanh nghiệp để chuyển đổi từ phương thức sản xuất truyền thống sang tự động hóa.
Giáo dục và đào tạo ứng dụng tự động hóa trong lĩnh vực sản xuất
3.Cơ hội lớn cho tự động hóa trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại Việt Nam
Lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi sự gia tăng hiệu quả và năng lực sản xuất.
Tự động hóa đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu này.
3.1.Ngành công nghiệp điện tử
Ngành công nghiệp điện tử đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế, là ngành sản xuất có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực khác. Dù đã trải qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh, ngành công nghiệp điện tử vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu ấn tượng.
Công nghiệp điện tử
Theo số liệu sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố mới nhất, nửa đầu tháng 3/2023 có 4 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD. Đứng đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với 2,22 tỷ USD. Tiếp đến là điện thoại và linh kiện đạt 1,75 tỷ USD; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác đạt 1,57 tỷ USD; hàng dệt may đạt 1,23 tỷ USD.
Báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho thấy, năm 2022, ngành điện tử đạt kim ngạch xuất khẩu 114,4 tỷ USD, tăng khoảng 6% so năm 2021 và chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đáng chú ý, ngành điện tử Việt Nam hiện đã sản xuất được hầu hết các sản phẩm thiết yếu như điều hòa nhiệt độ, ti-vi, máy giặt, điện thoại, máy in…
Theo báo Quân đội nhân dân, Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, đưa Việt Nam lọt top 15 quốc gia xuất khẩu điện tử lớn nhất thế giới.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân số Việt Nam và việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, tử lạnh, máy giặt,… thì các doanh nghiệp đang trong giai đoạn cải tiến tự động hóa các quy trình sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm có thể đưa sản phẩm tốt nhất ra thị trường và cạnh tranh với các đối thủ khác.
Ví dụ: Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) cũng đã lên kế hoạch chiến lược về nhà máy thông minh (Smart Factory) của ban lãnh đạo công ty, vào tháng 1 năm 2014, bộ phận Tự động hóa nhà máy SEV được thành lập với tổng nhân lực ban đầu là 61 thành viên. Hiện tại, con số này là 91 thành viên chia thành 4 bộ phận nhỏ phục vụ các mục tiêu: Nhận chuyển giao công nghệ, máy móc từ công ty mẹ; Hỗ trợ các phân xưởng sản xuất hiện thực hóa các ý tưởng cải tiến thành các dự án thực tế nâng cao năng suất lao động; Nâng cao năng lực về tự động hóa cho các kỹ sư/kỹ thuật viên Việt Nam.
Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
Xem thêm máy vặn vít tự động
3.2.Ngành công nghiệp phụ trợ
Ngành công nghiệp phụ trợ đóng một vai trò quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, là sản xuất những sản phẩm công nghiệp có vai trò trong việc hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm chính.
Việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ sẽ giúp nâng cao cạnh tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp và cả đất nước.
Theo báo Nhân dân, các ngành sử dụng kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao năm 2025 chiếm 33%, năm 2030 chiếm gần 50%. Đến năm 2030, ngành công nghiệp phụ trợ chiếm 40% giá trị tăng trưởng toàn ngành công nghiệp, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng xanh, an toàn, công nghệ cao.
Ông Kim Tae Hoon, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm mua hàng Samsung Việt Nam chia sẻ: “Từ năm 2022, chúng tôi tiến hành hướng dẫn phát triển nhà máy thông minh, trong đó ưu tiên lựa chọn các nhà máy tại Đà Nẵng, nơi có nguồn nhân lực công nghệ thông tin, công nghệ cao dồi dào. Thông qua chương trình phát triển nhà máy thông minh, Samsung tạo cơ hội cho doanh nghiệp ngành phụ trợ sản xuất những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, từ đó mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp phụ trợ ở Đà Nẵng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu”.
Công nghiệp phụ trợ
3.3.Ngành công nghiệp ô tô
Theo PGS.TS Trần Sĩ Lâm và các cộng sự tại Trường Đại học Ngoại thương, thị trường Việt Nam còn dư địa rất lớn qua minh chứng nhiều công ty đa quốc gia như Toyota, Honda, Ford, Mercedes-Benz… đã đầu tư vào Việt Nam, xây dựng cơ sở sản xuất - lắp ráp lâu dài tại nhiều địa phương. Trong khoảng 5 năm gần đây, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có tốc độ phát triển rất nhanh, trung bình khoảng 15-20%.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam hiện nay cũng đang dần nắm bắt xu hướng tự động hóa phục vụ cho sản xuất sản phẩm.
Ví dụ: Điển hình có thể kể đến sự kiện khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô VinFast, Nhà máy sản xuất ô tô VinFast sử dụng hệ thống quản lý tiên tiến. VinFast hợp tác với hai tập đoàn hàng đầu thế giới là Siemens và SAP để triển khai hệ thống thu thập và quản lý dữ liệu, hệ thống hoạch định doanh nghiệp, hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm và hệ thống điều hành sản xuất.
Với xưởng hàn thân xe VinFast đã sử dụng 1200 robot ABB cho sản xuất, được vận hành tự động và hiện đại nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Bên trong nhà máy sản xuất ô tô VinFast
Xem thêm Bên trong nhà máy vinfast sử dụng 1200 robot công nghiệp
3.4.Ngành thực phẩm, đồ uống
Theo dự báo của Statista, thị trường thực phẩm Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt mức 96,47 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2022. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn từ 2023 – 2027 đạt khoảng 8,22%/năm.
Ngành thực phẩm, đồ uống là ngành cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho con người, vì vậy mà với mức độ tăng trưởng mạnh cũng như để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, các doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống cũng ứng dụng tự động hóa để tăng năng suất và hiệu quả.
“Số hóa các hoạt động vận hành nhà máy và kinh doanh là một trong những ưu tiên của Coca-Cola trong tiến trình xây dựng nhà máy thông minh”, bà Tiffani Sossei, Giám đốc Công nghệ thông tin của Coca-Cola toàn cầu nói.
Ứng dụng tự động hóa trong sản xuất đồ uống
3.5.Ngành dệt may
Cơ cấu ngành dệt, ngành may trong cơ cấu toàn ngành dệt may đến năm 2015, ngành dệt chiếm tỷ trọng 45%, ngành may chiếm tỷ trọng 55%; năm 2020, tỷ trọng ngành dệt tăng lên 47%, ngành may giảm còn 53%; năm 2030, ngành dệt tăng lên 49%, ngành may còn 51% trong toàn bộ cơ cấu ngành dệt may.
Tập đoàn dệt may Việt Nam cũng đã ứng dụng tự động hóa vào các quy trình sản xuất giúp tăng năng suất trong ngành sản xuất hàng may mặc nhắm tới loại bỏ các công việc nhàm chán để con người không phải vận hành.
AI đưa ra tiêu chuẩn với tự động hóa trong kiểm tra vải, Tự động hóa trong phòng cắt, Tự động hóa trong kiểm tra đo sản phẩm,….
Ứng dụng tự động hóa trong sản xuất dệt may
4.Tự động hóa – xu hướng tất yếu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại Việt Nam
Việc ứng dụng tự động hóa trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Với nhiều lợi ích và ứng dụng đa dạng cho các ngành công nghiệp từ ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp ô tô đến công nghiệp thực phẩm, đồ uống, dệt may, …
Mặc dù những cơ hội và lợi ích của việc ứng dụng tự động hóa mang lại rất to lớn nhưng cũng tiềm ẩn những thách thức và để tận dụng được cơ hội và tránh được thách thức thì cũng cần có sự cố gắng, tiềm lực của doanh nghiệp và thêm sự hỗ trợ từ nhà nước, chính phủ.
MỌI THÔNG TIN XIN LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI HTV VIỆT NAM
Chuyên cung cấp các máy móc, thiết bị và robot tự động hóa trong các nhà máy sản xuất lĩnh vực công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ và tự động hóa.
🏭Địa chỉ: Tuyến số 2, khu công nghiệp Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội
☎︎Hotline: 024 8588 3625 Email: htvtools@gmail.com
🌐Website: htvtools.com, robotcongnghiep.com.vn, pogopin.com.vn