• Được hỗ trợ bởi google Dịch
    Được hỗ trợ bởi Google DịchDịch
     

Đối Với Các Nhà Máy Sản Xuất Hiện Nay, Sự Quan Trọng Của Công Nghệ Máy Móc Hiện Đại

Đăng bởi Công ty CP Công Nghiệp và Thương Mại HTV Việt Nam HTV Việt Nam vào lúc 31/12/2018

Khi đọc bài viết này chúng tôi đảm bảo bạn sẽ có cái nhìn khác về cách mạng công nghiệp 4.0

Tìm ra lời giải cho chiến lược của doanh nghiệp

Cách mạng công nghiệp 4.0 đồng nghĩa với sự xuất hiện của những đổi mới công nghệ chưa từng có, được dự đoán sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, chính trị, doanh nghiệp và cộng đồng toàn cầu. Đồng thời, nó cũng làm thay đổi cơ bản cách chúng ta sống, làm việc và thực hiện quá trình sản xuất.

Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Công nghiệp 4.0 bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật (IoT) và điện toán đám mây. Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy thông minh” (Smart Factory) hay “nhà máy số”.

Trong các nhà máy thông minh này, hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau, và với con người theo thời gian thực; và thông qua IoT, người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này…

Vậy Smart Factory là gì?

Thuật ngữ này về cơ bản là mô tả một môi trường nơi máy móc và thiết bị có thể cải thiện quy trình thông qua tự động hóa và tự tối ưu hóa.
Những lợi ích này không chỉ trên chức năng sản xuất hàng hóa mà còn mở rộng trên các tính năng như lập kế hoạch, chuỗi cung ứng và thậm chí phát triển sản phẩm. Đó là nơi khả năng kết nối con người, máy móc và các vật thể thông qua mạng Internet, rút ngắn khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới ảo, trao quyền quyết định nhanh chóng cho con người trong thời gian thực

Dự báo tăng trưởng trong việc sử dụng các công nghệ kết nối và phân tích dữ liệu lớn trong 5 năm tới (nguồn: PwC)

Lộ trình hướng đến Smart Factory

Tâm điểm của cuộc CMCN 4.0 chính là các nhà máy thông minh (Smart Factory). Thế nhưng, có một thực tế rằng, phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam lại chưa thực sự chuẩn bị đầy đủ cho việc tiếp cận với cuộc cách mạng được xác định là “thay đổi mạnh mẽ nền sản xuất của thế giới”.
Các nhà sản xuất đang tìm kiếm giải pháp công nghệ hiện đại trong nền công nghiệp 4.0 nhằm mục đích giám sát và tạo ra các nhà máy thông minh của riêng họ. Đó chính là nhà máy sản xuất nơi mà IoT (Internet of Things) và hệ thống các mạng thực - ảo (cyber-physical systems) kết hợp với nhau để nâng cao hiệu quả, an toàn và năng suất lao động.

Chính sự phát triển công nghệ của CMCN 4.0 đã đem đến sự ra đời của Nền tảng cộng tác số (Digital Collaboration Platform), giúp tối ưu hóa và tích hợp toàn bộ các hệ thống hiện hữu từ các nhà cung cấp giải pháp công nghệ khác nhau, không những không thay thế mà còn duy trì và không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hàng ngày của doanh nghiệp.

Hai nhân tố công nghệ và con người trong CMCN 4.0 đã có những tác động mạnh mẽ nhằm giúp Doanh nghiệp đạt được thành công trong lộ trình xây dựng nhà máy thông minh.

Chuyển đổi về công nghệ

Thay đổi công nghệ là nhân tố cốt lõi của CMCN 4.0, hệ thống không gian mạng thực - ảo nơi mà các máy móc vật lý có thể giao tiếp trực tiếp với nhau thông qua mạng kỹ thuật số sẽ trở thành trụ cột chính cho nhà máy thông minh.

Các xu hướng công nghệ mới nổi được dùng để định nghĩa trong CMCN 4.0 bao gồm, hệ thống không gian mạng thực ảo (Cyber-Physical Systems), Mạng lưới vạn vật kết nối (IoT), phân tích dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ cảm biến tiên tiến (Advanced Sensor Technologies), trí tuệ nhân tạo (AI) tân tiến, công nghệ nhận thức (Cognitive) và hơn thế nữa.

Hiện tại, có rất ít công ty công nghệ có thể theo kịp hoặc đồng thời sở hữu những công nghệ trên, do đó, để đi nhanh và bắt xu hướng các nhà sản xuất phải cân nhắc chọn lựa những nền tảng công nghệ toàn diện mở và linh động giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng các công nghệ vào một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

Chuyển đổi về con người

Công nghiệp 4.0 đòi hỏi một quan điểm hoàn toàn mới khi nói đến việc sản xuất nói chung, do đó việc thay đổi lớn về vai trò, kiến thức và kỹ năng của nguồn nhân lực trong nhà máy thông minh (Smart Factory) chắc chắn là yếu tố vô cùng cần thiết.

Khi các nhà máy thông minh từng bước xuất hiện, con người sẽ đảm nhận vai trò phức tạp hơn, trong khi quá trình tự động hóa của máy móc sẽ chinh phục các nhiệm vụ có thể lặp đi lặp lại, hoặc những công việc nguy hiểm vốn khan hiếm nguồn lao động.

Khi ấy, con người sẽ dịch chuyển từ vai trò “công nhân lao động thủ công” sang “người theo dõi và đưa ra quyết định” thông qua những dữ liệu do máy móc mang lại, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, không làm gián đoạn dây chuyền sản xuất.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng công nghệ không loại bỏ việc làm của con người. Khi các nhà máy nhận được nhiều công nghệ tiên tiến hơn, số lượng công việc gián tiếp cần thiết để hỗ trợ họ sẽ tăng tương ứng. Đổi lại, các nhà cung cấp mới trong các ngành công nghiệp mới sẽ nổi lên, thúc đẩy sự tiến bộ từ bên ngoài nhà máy thông minh.

Cuối cùng, việc đầu tư xây dựng một nhà máy thông minh và đội ngũ nhân sự phù hợp mang lại lợi ích cho nhà sản xuất bằng cách tạo ra một nhà máy an toàn hơn và đáng tin cậy hơn.

Con đường phía trước

Vô số thách thức và xu hướng công nghệ rất phức tạp đòi hỏi sự thay đổi quan điểm và hành vi, vì thế con đường dẫn đến nhà máy thông minh cần phải có tầm nhìn và quyết tâm để đạt được.

 

Là một trong những công ty đón đầu xu hướng về nền tảng số hóa doanh nghiệp (Enterprise Digitalization Platform), XSPERA cung cấp giải pháp XINGATE 3.0 - Cổng thông tin một cửa tích hợp toàn diện hệ thống và các chu trình công việc (workflow, process) từ các phòng ban chức năng (marketing, tài chính, dịch vụ khách hàng…), đến các nhà máy, phân xưởng (công đoạn mua nguyên liệu, công cụ, máy móc, sản xuất …) và chuyển ra các đội ngũ bán hàng trong một hay thậm chí nhiều nhà máy, nhiều công ty.

Đại diện công ty XSPERA cho biết, đơn vị này đã tích hợp thành công hệ thống dữ liệu trực quan (Data Virtualization) trên nền tảng kỹ thuật số cộng tác XINGATE 3.0, giúp các bộ phận liên quan có thể quan sát, tiếp nhận thông tin kịp thời đối với tình trạng dây chuyền máy móc ở các nhà máy thông qua nhiều thiết bị di động khác nhau. Sự kết nối trong các dây chuyền tự động trong nhà máy sản xuất hiện đại đến hệ thống các phòng ban và bộ phận liên quan giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, ra quyết định nhanh chóng, giảm thiểu tối đa chi phí vận hành.

Chia sẻ lợi ích và tác động trực tiếp của công nghệ số từ CMCN 4.0 (Industry 4.0) mang lại, anh Vòng Sềnh Thai (Thai Vong) – hiện là Kiến trúc sư phần mềm (Solution Architect), chuyên viên triển khai giải pháp về IoT tại công ty XSPERA nói rằng “Cuộc CMCN lần thứ 4 diễn ra rất sôi động tại các công ty sản xuất ở khu vực châu Âu”.

Đặc biệt, việc áp dụng chuẩn giao tiếp IoT trong công nghiệp (OPC Foundation), giúp giải quyết nhanh chóng việc giao tiếp thời gian thực (Real Time) giữa những máy móc với nhau (Machine to Machine), điều đó giúp các nhà quản lý tiếp nhận thông tin ngay lập tức.

“Các bước tiếp theo trên hành trình số được áp dụng cho doanh nghiệp này sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) liên quan tới Bots nhằm bảo trì dự đoán (Predictive Maintenance) và tích hợp chuỗi cung ứng (Supply Chain Integration) với dây chuyền sản xuất lên đến hơn hàng ngàn máy công nghiệp”, nữ đại diện XSPERA tự tin chia sẻ.

Bằng việc tích hợp hệ thống lưu trữ thông minh, dễ dàng kết nối dữ liệu giữa máy móc, quy trình, con người … giúp người dùng hệ thống hóa và đưa ra những phân tích xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Giúp cho việc kết nối không chỉ là máy móc tới máy móc, máy móc đến con người mà còn là kết nối trực tiếp hiệu quả giữa máy móc và doanh nghiệp trên một nền tảng số hóa doanh nghiệp (Enterprise Digitalization Platform – XINGATE 3.0).

Giải pháp nào cho các nhà máy tại Việt Nam.

Qua bài viết trên đây, chúng ta hiểu được tầm quan trọng của cách mạng công nghiệp 4.0.Từ đó lên kế hoạch xây dựng cho đơn vị mình những máy móc, thiết bị tự động hóa. Kèm theo các giải pháp vận hành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu chi phí hoạt động.

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI HTV VIỆT NAM

Chuyên cung cấp các máy móc, thiết bị và giải pháp tự động hóa trong các nhà máy sản xuất lĩnh vực công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ.

Sản phẩm chính 

- Máy hàn, máy khò, máy vặn vít, máy bơm keo, máy cấp liệu bát rung.

- Robot công nghiệp, máy kiểm tra, dây chuyền tự động

- Các giải pháp thiết kế, lắp ráp, vận hành tự động hóa

- Chân pin, xy lanh bơm keo, jig, đồ gá, bể hàn…

Liên hệ

Điện thoại: 024 8588 3625

Email: htvtools@gmail.com

Địa chỉ: Tuyến số 2, khu công nghiệp Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
DANH MỤC
DANH MỤC SẢN PHẨM

Hỗ trợ trực tuyến

Đóng
Hotline Hotline Zalo Zalo Youtube Youtube Facebook Facebook Messenger Messenger